Theo các nhà khoa học, việc uống từng ngụm cà phê đẩy mùi vị vào phía sau phần mũi từ phía trong miệng, tạo nên “vị giác thứ hai” trong não. Do “vị giác thứ hai” ít hấp thu mùi vị hơn nên tạo một cảm giác hoàn toàn khác và độ thỏa mãn ít hơn.
Ngược lại, một số loại pho mát khi ngửi có mùi khó chịu nhưng khi ăn lại ngon miệng do mùi vị của chúng hấp dẫn chúng ta hơn khi được truyền ra khỏi mũi hơn là được hít vào, các chuyên gia giải thích.
Đối với nhiều người, điểm nhấn đầu tiên trong ngày là mùi vị hấp dẫn của tách cà phê vào buổi sáng.
Đối với nhiều người, điểm nhấn đầu tiên trong ngày là mùi vị hấp dẫn của tách cà phê vào buổi sáng.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học Anh tại Aberdee, Giáo sư Barry Smith của trường Đại học Luân Đôn nói rằng: “Chúng ta có hai vị giác. Vị giác thứ nhất là khi bạn hít mùi vị của mọi thứ từ môi trường vào, và vị giác thứ hai là khi mùi vị được mũi đẩy ra khỏi cơ thể bạn".
Hiện tượng này bắt nguồn từ thực tế rằng mặc dù chúng ta có cơ quan thụ cảm ở lưỡi, 80% cái chúng ta nghĩ là mùi vị thực tế là do những cơ quan nhận biết mùi vị ở mũi chúng ta cảm nhận.
Các cơ quan thụ cảm này truyền thông điệp tới não, phản ứng với mùi vị theo một cách khác phụ thuộc vào hướng mà chúng được đưa vào.
Giáo sư Smith đưa ra ví dụ: “Hãy nghĩ về một loại pho mát có mùi khó chịu như là pho mát Epoisses. Mùi của nó giống như mùi giày thể thao của một thiếu niên. Nhưng một khi nó ở trong miệng của bạn và bạn cảm nhận hương vị qua mũi ở một vị trí khác, mùi vị của nó trở nên thật hấp dẫn".
Chỉ có hai hương vị duy nhất là chocolate và hương hoa oải hương là được cảm nhận mùi vị theo một cách chính xác giống nhau cho dù chúng được mũi cảm thụ từ phía trong hay phía ngoài.
Về trường hợp cà phê, mùi vị cũng bị giảm đi đáng kể khi uống do 300 trong số 631 chất hóa học làm nên mùi vị hỗn hợp của cà phê bị nước bọt làm tan biến, do đó hương vị thay đổi trước khi chúng ta uống, Giáo sư Smith thêm vào.
Tham khảo: Telegraph
Ý kiến bạn đọc