Cà phê nhỏ giọt Kyoto
Khá cồng kềnh, máy pha cà phê nhỏ giọt Kyoto trông giống như một dụng cụ thủy tinh từ phòng thí nghiệm hóa học. Để có được hoàn toàn tinh chất của một máy pha cà kiểu Kyoto phải mất khoảng 16 giờ đồng hồ. Cách pha cà phê này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và cũng bắt đầu xuất hiện ở Mỹ. Hương vị của cà phê được cất theo cách này đặc biệt thơm ngon, tinh túy. Cà phê mịn, tươi và vị đậm sâu như vừa được hái từ trên cây xuống.
Cà phê trứng
Cà phê thêm trứng là một truyền thống của các nước Bắc Âu, tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và miền Trung Tây nước Mỹ. Cà phê xay trộn với trứng gà và một chút nước tạo nên một hỗn hợp sệt, chế thêm nước nóng, sau đó cho vào một bộ lọc để cho ra thứ cà phê có màu hổ phách tuyệt đẹp. Cà phê trứng giữ hương vị đặc trưng khi không cho thêm sữa hoặc đường.
Aeropress (Cà phê phin)
Cách pha cà phê này được thực hiện trong một ống hình trụ với bộ lọc gắn vào phía dưới hay còn gọi là cà phê phin. Nước nóng được rưới lên cà phê xay, khuấy đều để tinh chất cà phê nhỏ giọt xuống chiếc cốc bên dưới. Cà phê phin có vị ngọt và mịn, nhiệt độ vừa uống do quá trình lọc đã hạ nhiệt nước nóng. Điều kỳ lạ là cách pha cà phê này mới chỉ được phát minh ở Mỹ sáu năm trước, sau đó mới lan rộng ra Viễn Đông và Nam Mỹ.
Kopi Tubruk (Cà phê bùn)
Thường được gọi là “cà phê bùn”, những người thích thưởng thức cà phê một cách thanh nhã sẽ không chọn Kopi Tubruk. "Cà phê bùn" rất phổ biến ở Bali và Java (Indonesia) nhờ các thương nhân Trung Đông, vì thế "cà phê bùn" rất giống với cách pha cà phê Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp.
Người ta cho khoảng 2 muỗng cà phê xay nhỏ, thêm đường, nước trái cây địa phương hay sữa đặc vào cốc và thêm nước nóng. Bí quyết của cách pha cà phê này nằm ở cách hãm nhiệt độ nước, nếu nước quá nóng có thể làm vơi hụt hương vị, trái lại, nhiệt độ nước quá thấp có thể khiến cà phê xay nổi lên trên bề mặt cốc. "Cà phê bùn" có hương vị mạnh mẽ, ngọt ngào, yêu cầu người thưởng thức nhấm nháp chậm rãi.
Yuanyang (cà phê/ trà)
Kết hợp trà/ cà phê rất phổ biến ở Quảng Đông (Trung Quốc) cũng như ở Ở Hồng Kông, nơi Yuanyang được phục vụ ở khắp nơi: đường phố, nhà hàng, trường học. Yuanyang được những người bán đồ uống trên đường phố Hồng Kông phát minh ra từ giữa thế kỷ 20 với ý tưởng kết hợp âm dương trong một đồ uống.
Có rất nhiều biến thể trong cách pha cà phê/ trà và mỗi gia đình có một cách để hợp khẩu vị các thành viên. Người Hồng Kông thường cho thêm trà sữa còn người Sri Lanka thì hay thêm cho trà xanh, sữa đặc có đường. Vị ngọt hài hòa của Yuanyang gây ấn tượng ngay khi vừa được nhâm nhi.
Theo Tri thức trẻ