Cafe Không Gian Xưa - TP Đà Nẵng

Địa chỉ: 402 - 404 Điện Biên Phủ , Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện thoại: (511) 000 000 - (511) 000 000
Email: info@khonggianxua.com.vn
Website: http://khonggianxua.samdigroup.vn/index.html

Giữa phố thị năng động và ồn ào, Đà Nẵng trở nên yên bình và trầm lắng bởi sự hiện hữu một Khu Văn hóa “ Không Gian Xưa “. Thật gần gũi với thiên nhiên, “ Không Gian Xưa “ mang đậm chất quê, in dấu ấn tâm hồn Việt trong kiểu kiến trúc cổ.
Cafe Không Gian Xưa - TP Đà Nẵng
Với diện tích gần 5000m2, hình chữ L, đã được biến tấu bởi hình ảnh một con rồng uy nghi miệng ngậm ngọc vươn đầu ra biển đông. Rồi cả thân mình cuộn lại ôm trọn vào lòng không gian văn hóa để che chắn, ôm ấp như không muốn mất đi một “ Không Gian Xưa “ mà chủ nhân đã tạo dựng lên cho đời.
 
 
     Khi cánh cửa của chiếc cổng chính mở ra và du khách bước vào, thật ngỡ ngàng, phía bên tay trái bộ tứ bình tương đồng nha trên này có hình ảnh của 4 loài hoa mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ thu đông, mỗi hình ảnh một nét nghệ thuật được tái tạo rất riêng, rất ấn tượng kết hợp nên tổng thể giao thoa 4 mùa. Dưới mỗi chiếc bình có hình ảnh chiếc trống đồng Ngọc Lũ tượng trương cho nền văn hóa dân tộc Việt nam, việc trống đồng nâng đỡ bộ tứ bình cầu cho 4 mùa xuân hạ thu đông mưa thuận gió hòa . Cả bộ tứ bình này được gắn ngay ngắn trên bức tường làm bằng gạch cổ và đá ong vững chắc, bức tường này xây cao theo ý của chủ nhân vừa là không gian ngăn cách với bên ngoài, vừa là nơi chặn nguồn gió để tạo ra không gian thoáng đãng nơi đây, bởi với độ cao ấy sẽ hứng lấy được làn gió biển, bộ tứ bình sẽ hứng lấy được khí trời, phúc lộc của trời. Nhìn vào những viên gạch này sẽ thấy màu ko đồng đều nơi đen, đỏ , hồng… khác nhau. Sở dĩ nó có màu không đồng đều là ngày xưa ông bà mình nhào nặng bằng tay, lò nung thủ công nên nung ra có những vết nữa sống nữa chín như vậy. Chính những vết nữa sống nữa chín như vậy tạo nên hồn viên gạch xưa.


 Phía bên tay phải cổng là sự hiện diện hình ảnh một cây “ Tùng la hán “  gần 200 tuổi. Ngày xưa tùng và trúc tượng trưng chon nam tử hán và mạnh thường quân. Danh nhân Đào Tấn có câu: “ Lao xao sóng vỗ ngọn tùng, gian nang là nợ anh hùng phải vay”.  Cây này có thế 1 nhánh chìa ra  biểu trưng cho một mạnh thường quân, một đấng quân tử hào hiệp sẵn sàng đón khách vào viếng thăm KGX.
 
     Hướng mắt và nhẹ nhàng cất bước vào “ Cổ lầu “ nơi thư giãn, đàm đạo trà của các quan lại thật thư thái trên bộ trường kỹ được những bàn tay tài hoa chạm trỗ công phu và khéo léo. Đằng sau nó, một bức tranh quê phản ánh rõ nét đặc trưng 3 vùng miền của dân tộc Việt Nam với Miền bắc có Cây đa, giếng nước, sân đình, miền trung thì có hàng cau lối nhỏ, mái tranh vách ngói, còn miền nam có cầu tre, chợ nổi, miệt vườn… rất chân chất, giản dị nhưng đẹp và có sức lôi cuốn đến kỳ lạ bởi trong mỗi con người Việt cái suy nghĩ này ăn sâu vào máu thịt họ, có thể ly nông nhưng bất ly hương và quê hương bao giờ cũng là hình ảnh gợi cho mỗi người thứ cảm xúc mãnh liệt nhất, lâu bền nhất.
 
     Quý khách rời “ cổ lầu “ dừng chân trên chiếc cầu với sự chào đón hình ảnh 2 chú rồng con ngậm ngọc trân châu ( song long ngậm trân châu). Đứng trên chiếc cầu ấy, liếc xuống để bắt gặp hình ảnh con đò thân quen rất Việt Nam. Quý khách dừng chân và cảm nhận sự tinh tế của gia chủ qua ý tưởng thực hiện bộ tứ linh “ Long, Lân, Quy, Phụng “ với sự kỳ công trong việc kiếm tìm nét chạm trổ của bàn tay tự nhiên vừa độc đáo, ẩn mình và khiêu gợi ánh nhìn. Và bên cạnh là hình ảnh của một rừng nguyên sinh thu nhỏ có cây cổ thụ bong mát, có những tường đá cao giống chiếc cổng trời…. và có dòng suồi chảy rì rào. NHìn kĩ vào dòng suối sẽ thấy những hốc đá tự nhiên, qua hang ngàn năm nước chảy đá mòn mới tạo ra những hốc đá tự nhiên rất đẹp. Từ góc nhìn ấy ngước lên nhìn thẳng để thấy một không gian mở ở cửa phụ, thể hiện được chiều rộng, chiều sâu của khu văn hóa và nó chỉ được phép mở khi thật sự cần thiết.




Qua gian trung tâm, hình ảnh quan trọng nhất được đặt tâm điểm của khu văn hóa ấy là “ Ngôi nhà truyền thống “. Ngôi nhà này xây dựng từ 1914 tại Huế với lối kiến trúc cổ nhà rường 3 gian 2 chái với đặc điểm mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Tại gian giữa nơi đặt bàn thờ gia tiên với chiếc tủ thờ độc nhất vô nhị hiện nay tại Việt Nam có giá trị trên cả 100 tuổi được làm bằng gỗ trắc với những nét chạm trổ thủ công và khảm xà cừ nỗi rất tinh xảo. phía trên là bộ lư cổ bằng đồng có họa tiết uyển chuyển có tên gọi “ trúc hóa long ”. Trước bàn thờ gia tiên là bộ bàn ghế “ Trung kỷ “, nơi chỉ có gia chủ và các bậc quan chức ngồi bàn chuyện thế sự, phía sau hai bên con cháu trai có thể đứng hầu chuyện để học hỏi tiếp bước thế hệ cha ông. Trước cửa ra vào gian giữa một bức bình phong được đặt dựng đứng, ngay ngắn với dụng ý là lá chắn tránh tà khí. Người xưa quan niệm rằng phụ nữ không được vào gian giữa, qua lại trước bàn thờ gia tiên đặc biệt là vào những ngày kiêng kỵ của tháng hoặc đang trong giai đoạn “ Ở cử “.




 Phía bên “ Tả “ là nơi sinh hoạt của cụ ông, Cụ ông và cụ bà mỗi người một không gian tách biệt, trong khi đó cụ Bà lại thân phận nữ giới không sang được gian giữa. Chính vì thế mà thật có “ ý “ khi một đường luồng cửa sau lưng gian giữa sẽ là nơi giúp cụ Ông và cụ Bà qua lại. Khác với nơi sinh hoạt cụ Bà, phía cụ Ông trưng bày vật phẩm có phần gia quyến hơn, một chiếc “ Sập “ được thiết kế bên trong rỗng, nơi cụ ông nghỉ ngơi và cất giữ tài sản quý. Nơi đây “ Không Gian Xưa “ đã trình bày cặp bình “ Cau lồng rượu ché “. Xa xưa chỉ có vương gia quý tộc dùng bộ cổ vật này để đựng “ Sính lễ “ để dựng vợ gã chồng cho con cái, một chiếc bình cổ để uống nước chè, nước trà trong các cuộc hội làng, họp đình như thể hiện đây là nhà gia chủ có chức trách trong xã hội. Điều này còn thể hiện ở chiếc tủ đựng chén, đĩa như ngụ ý nhà “ Dư chén ăn chén để  “. Cả “ Chái “ cụ Ông cụ Bà ta đều thấy hình ảnh của chậu rửa mặt, rửa tay tất cả đều thuộc hàng đồ cổ. Trong ngôi nhà truyền thống này các vật dụng được tái hiện đều đã tồn tại qua bao đời, rất có giá trị.
 
      Phía trước ngôi nhà truyền thống, cây me cổ và hình ảnh cây trầu cau quấn quýt lấy nhau tái hiện lại sự tích trầu cau, bên dưới có phiến đá trắng như ngụ ý làm hoàn hảo thêm câu chuyện trầu cau và vôi, nhưng dưới con mắt tâm linh và tinh tế thì có thể hình dung đó là tượng “ Quan Thế Âm “ càng làm cho không gian nhà cổ thêm phần hài hòa.
 
Bên cạnh nhà truyền thống là nhà rường 3 gian hay còn gọi tam gian, phía trước là nhà hát. Hàng dên có các chương trình nghệ thuật được biểu diễn tại đây như hòa tấu nhạc cụ dân tộc và dân ca 3 miền.
 
      Đi thẳng ta bắt gặp phía trước khu vực giành cho quan võ ở giã có Bộ bát đao được làm bằng gỗ kim giao một trong những loại gỗ quý hiếm mà trước đây thường dùng làm đũa cho nhà vua vì nó có tác dụng thử độc trong thức ăn cho nhà vua, khi gặp độc màu sắc đũa sẽ thay đổi. Sau bộ bát đao  không gian giành cho quan Võ với sự sắp đặt mọi thứ đều toát lên được sự mạnh mẽ, khí phách.




  Phía dưới có tầng hầm, nơi đây thiết kế bằng gỗ tạo nên mùi hương đặc trưng, ấm cúng… tạo nên sự sang trọng quý phái và một chút lãng mạng cho khách bốn phương. Bạn cùng người than sẽ thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đầy thú vị sẽ làm tang đi mệt nhọc, ưu phiền. rời khỏi tầng hầm sẽ thấy 1 bức tranh thư pháp có 5 chữ phú quý thọ khang ninh, 5 chữ ấy là ngủ phúc của đời người và đây là lời chúc lời cám ơn của Không gian xưa giành cho du khách 4 phương “ phú quý thọ khang ninh”.

Tác giả: Không Gian Xưa

  Ý kiến bạn đọc

ang

qctrai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây