Tách biệt với phố phường ồn ào ở Hà Nội, cà phê Nhà Sàn nằm khuất trong con ngõ nhỏ trên đường Bưởi. Quán có tấm bảng hiệu làm bằng gỗ, cách viết và trang trí phần nào gợi cảm giác xưa cũ.
Không gian Nhà Sàn trông giống nơi ở của một người dân tộc bản cao. Bước qua cánh cổng gỗ, quán cà phê hiện ra với hai tầng, mộc mạc và trầm mặc.
Hai tầng của quán được thiết kế mở, tạo không gian rộng rãi, ngồi trong nhà hoặc ban công trên gác đều được. Sàn tầng một là nền xi măng còn gác hai làm hoàn toàn từ gỗ, không đánh bóng và đôi khi phát ra tiếng cọt kẹt.
Mỗi góc Nhà Sàn lại được bài trí theo chủ đề khác nhau với những bộ bàn ghế cổ không trùng lặp, búp bê, sừng. Đặc biệt, quán còn là nơi trưng bày vô số món đồ cổ đủ thể loại từ thời bao cấp như điện thoại quay số, máy ảnh, đồng hồ, máy khâu, xe đạp, xe máy cổ...
Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra buổi giao lưu nghệ thuật, chương trình ca nhạc, giới thiệu sách... Những người chọn nơi đây để tổ chức hầu hết là nghệ sĩ quen của quán, mở đầu cho nghệ thuật đương đại Việt Nam về nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc thể nghiệm như nghệ sĩ Trần Lương, Mạnh Đức, Kim Ngọc, Xuân Sơn...
.
Sau đó 4 năm, ngôi nhà trở thành không gian triển lãm mang tên Nhà Sàn Studio do nghệ sĩ Mạnh Đức và Trần Lương làm chủ. Vì một số lý do, suốt giai đoạn năm 2010 đến 2014, studio được dùng làm nhà kho chứa đồ cổ.